Trang chủ Giải trí Hoàng đế nhà Thanh nói tiếng gì?

Hoàng đế nhà Thanh nói tiếng gì?

1623
Hoàng đế nhà Thanh nói Hán ngữ hay Mãn ngữ

Có bao giờ bạn thắc mắc, các Hoàng đế nhà Thanh sử dụng ngôn ngữ nào? Tiếng Hán hay tiếng Mãn, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

Trong các phim về cung nhà Thanh, người Mãn dường như chỉ nói duy nhất hai từ tiếng Mãn là “Hoàng a mã” và “Hoàng ngạch nương”, còn lại đều cơ hồ hoàn toàn dùng tiếng Hán. Điều này thực sự đúng với tình hình thực tế ở triều Thanh sao ? Hoàng đế nhà Thanh rút cuộc nói lọai ngôn ngữ nào? Có phải tiếng Mãn đã thực sự mai một từ thời hoàng đế Càn Long ? Các Hoàng đế triều Thanh đã học tập tiếng Hán như thế nào ? Trình độ Hán Ngữ của bọn họ rốt cuộc ra sao? Các Hoàng đế triều Thanh đã làm cách nào để “bảo vệ” Mãn Ngữ ?

Hiện nay, dân tộc thiểu số nào của Trung Quốc là nhà đương kim vô địch, có tần suất xuất hiện tối cao trên phim ảnh? Không hề nghi ngờ, đó chính là dân tộc Mãn.

Trừ bỏ các vị liệt tổ liệt tông (ý chỉ các hoàng đế người Hán) luôn trường kì chiếm giữ màn hình TV, từ những năm 90 trở đi, trên truyền hình liền xuất hiện một lượng khổng lồ con cháu của nhà Ái Tân Giác La. Điều này cũng đủ khiến cho nhiều loại cảm xúc như khinh thường, kiêu ngạo, buồn bã… nảy sinh trong lòng họ (người Mãn). Tuy nhiên, sự xa lạ với tiếng mẹ đẻ không khỏi khiến cho họ cảm thấy có phần xấu hổ. Mãn Ngữ – loại ngôn ngữ đã cơ bản mất đi tác dụng giao tiếp – một ngôn ngữ đã chết; trừ các khu vực đặc biệt như Hắc Long Giang, hiện tại đại đa số người Mãn lại đều phi thường lạ lẫm đối với nó.

Có một loại cách nói truyền lưu rất nhiều năm trên mạng internet có lẽ sẽ an ủi bọn họ phần nào: Từ sau thời Hoàng đế Càn Long, toàn bộ người Bát Kì đã bị Hán hóa, liền chính Hoàng đế người Mãn đều cũng sẽ không dùng Mãn Ngữ nữa. Quan điểm này hình như đã được chứng thực trên một ví dụ, đó chính là Hoàng đế cuối cùng của người Mãn – Phổ Nghi. Ông từng viết trong cuốn hồi kí “ Nửa đời trước của tôi” như sau: “ Thành tích học tập bết bát nhất của tôi phải kể đến Mãn Văn. Học rất nhiều năm nhưng chỉ học được một chữ, đó chính là khi các đại thần người Mãn quỳ trên mặt đất thỉnh an xong, tôi cần thiết phải đáp lại họ: ‘Y lập ( đứng lên)!’”.

Hình 1: Vở luyện tập tiếng Anh của Phổ Nghi, các từ đơn tiếng Anh đều dùng chữ Mãn để đánh dấu và ghi chú vần điệu

Hoàng đế triều Thanh có biết Mãn Ngữ hay không ?

Kể ra, cách nói trên cũng không hợp lý với hình thức giáo dục các hoàng tử ở triều Thanh. Theo cuốn “Thanh cung thượng thư phòng và học tập của hoàng tử”, các hoàng tử, hoàng tôn mỗi ngày đều đến thượng thư phòng (địa điểm học tập của họ) đi học từ giờ Dần ( 3-5 h sáng), nóng lạnh đều không được nghỉ. Đầu tiên học chữ Mãn, chữ Mông Cổ, sau đó mới học chữ Hán. Các thầy dạy thường dạy học vào giờ Mẹo (5 – 7 h sáng), thường thường đến trưa mới tan lớp thậm chí sẽ tới chính ngọ nhị khắc hoặc giờ Thân (quá buổi trưa).

Không chỉ như vậy, kỳ nghỉ của các hoàng tử cũng ít đến đáng thương. Theo cuốn “Cách giáo dục và phân phong hoàng tử đời Thanh” của nhà nghiên cứu Quách Tùng Nghĩa, các hoàng tử triều Thanh chỉ được nghỉ học tổng cộng 5 dịp/ 356 ngày của cả năm : Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Trung Thu, ngày sinh của Hoàng đế- “Vạn Thọ tiết” và ngày sinh nhật của chính bản thân mình. Ngày Trừ Tịch thì họ được tan học sớm một chút, còn lại không có ngày nghỉ nào khác trừ khi bị ốm nặng hoặc có lý do đặc biệt được Phụ hoàng cho phép.

Việc đi học cũng nghiêm khắc đến mức làm cho người ta phải líu lưỡi (kinh ngạc): “Người đi học mỗi ngày đến Hạ Phòng (phòng nghỉ ngơi) nghỉ ngơi mấy lần, mỗi lần đi bao nhiêu phút vẫn cần thầy dạy cho phép mới được”. Giữa các giờ học cũng có thể đọc sách hoặc thảo luận bài vở nhưng không cho đến Hạ Phòng hoặc ra sân chơi đùa”, “Nếu phạt đọc sách, phạt viết chữ cũng hoàn toàn theo mệnh lệnh của thầy dạy, cũng có thể phạt xuống giường (các học sinh ngồi học trên sập cao, giường đất) mà đứng đọc”. Người hầu của các hoàng tử chỉ có thể “ Ở ngoài cửa sổ hoặc gian ngoài chờ sai bảo”. Các thái giám ở nơi khác cũng “Không người nào được đi lại ngoài cửa sổ” nếu không sẽ bị “Trừng phạt”.

Ngoài ra, tuổi đi học của các hoàng tử cũng không có hạn chế hay quy định cụ thể. Có một ít hoàng tử “Tuy đón dâu phong tước”, vẫn cứ phải đến thượng thư phòng “Đọc sách không nghỉ”. Như vậy, dưới một hệ thống giáo dục mà thời khoá biểu xếp đầy chương trình học với ba loại ngôn ngữ Mãn- Mông- Hán, các hoàng đế triều Thanh đương nhiên phải thông hiểu chúng. Đặc biệt, với vai trò làm “Quốc Ngữ” như Mãn Ngữ, rất nhiều đời Hoàng đế nhà Thanh đều cực kỳ coi trọng nó.

Hình 2: Tranh vẽ Khang Hi đang đọc sách. Triều Thanh là triều đại có nhiều vị Hoàng đế có sự rèn luyện và tu dưỡng văn hóa rất cao.

Mãi cho đến thời kỳ cuối của nhà Thanh (Thanh mạt kỳ), chương trình học của hoàng tộc cũng không thay đổi, trình độ Mãn Ngữ của các Hoàng Tử tự nhiên không thể kém được. Ví dụ như thầy dạy Hán Văn của Hoàng đế Đồng Trị là Ông Hòa Hòa từng có lưu lại ghi chép về việc này: Đồng Trị ngọ lai, mãn thư thậm hảo, nhi hán thư tắc hữu hào thần thái, thả đa hy tiếu, chân thị khả như hà, thân đa thoái.”

Tạm dịch “Vào buổi chiều, Mãn Thư rất tốt còn Hán Thư lại không hề có thần thái ( ý chỉ câu văn máy móc, không mượt mà), lại nhiều ý diễn đạt buồn cười, thật không biết phải làm như thế nào, ta lần đầu tiên muốn bỏ cuộc” (dịch có thể chưa chuẩn xác).

Cũng đều là học sinh của Ông Hòa Hòa, Hoàng đế Quang Tự cũng không phải ngoại lệ. Vào năm Quang Tự thứ 2, Ông Hòa Hòa viết rằng : “ thần hoà dẫn tụ thư tứ tự cật, vương đẳng thanh tự điều tử thụ, nhất tự. Thượng lược quan tức ưng thanh viết a, mãn châu tự đầu đệ nhất tự.”

Tạm dịch: “Thần đưa ra bốn chữ, hoàng thượng nghe thấy liền viết trên giấy một chữ. Nhìn lướt qua thấy viết là chữ a, là chữ cái đầu tiên trong một từ tiếng Mãn.” (dịch có thể chưa chuẩn xác).

Trong hoàng tộc, cũng có người không mấy am hiểu Mãn Ngữ. Điển hình chính là Từ Hi Thái Hậu. Dưới thời vua Quang Tự, bà từng hạ chỉ yêu cầu tất cả các tấu chương, nếu viết bằng Mãn Ngữ thì sửa thành Mãn Hán song ngữ. Qua đó, có thể thấy được trình độ tiếng Mãn của Từ Hi không đủ để có thể đọc được tấu chương. Đại khái, Từ Hi chỉ có thể dùng một ít từ thường dùng, cơ bản khi trả lời công văn tấu chương như “Elhe”- (an) …

Hình 3: Từ Hi trả lời tấu chương thỉnh an của quan viên bằng Mãn Văn, chữ viết bằng mực son chính là chữ “Elhe (an )- khỏe mạnh, bình thường.

Nếu truyền thống học tập Mãn Ngữ vẫn còn chưa đứt đoạn, vậy vì sao Mãn Ngữ của Phổ Nghi lại kém cỏi đến như vậy ?

Phổ Nghi rút cuộc chỉ làm Hoàng đế có hơn 3 năm, lúc đó, vương triều ngả nghiêng trong mưa gió của thời đại, chế độ giáo dục mà ông được dạy dỗ có rất nhiều khác biệt với các vị tổ tiên trước đó. Tuy rằng là vị Hoàng đế có trình độ Mãn Ngữ kém nhất trong các vị Hoàng đế Nhà Thanh, nhưng lời của Phổ Nghi : “không học được lấy một chữ” cũng không phải là sự thật.

Ảnh chụp vở học tiếng Anh của Phổ Nghi phía trên thể hiện rõ ràng: ông đã dùng tiếng Mãn để đánh dấu và chú thích cách đọc từ đơn tiếng Anh, giống như học sinh ngày nay (TQ) ghi chú cách đọc từ “Bus” là “ba tử”- bố chết. (-_-!!)

Trong cuốn “Quen biết với Phổ Nghi” của Vương Khánh Tường cũng miêu tả qua về trình độ Mãn Văn của hoàng đế cuối cùng: “Mới đầu thành tích Mãn Văn của Phổ Nghi không tốt lắm, theo tuổi tác lớn dần thì cũng có nhiều tiến bộ. Dần dần, hắn không những có thể dùng Mãn Văn nói những từ ngữ thường dùng hằng ngày mà còn có thể viết lách được khá tốt.”

Trải qua khoảng 4 năm học tập, Phổ Nghi đã có thể đọc một số sách viết bằng chữ Mãn như: “Thánh dụ quảng huấn”, “Mãn Châu hiếu kinh”…

Hình 4: Bản in song ngữ kết hợp Mãn- Hán của cuốn “Thánh dụ quảng huấn”, Phổ Nghi sau khi học tập 4 năm thì đã có thể đọc “Thánh dụ quảng huấn” nguyên văn bằng tiếng Mãn.

Điều đáng giá nhắc tới chính là việc Phổ Nghi tự hạ thấp đi trình độ Mãn Ngữ của mình. Trừ lý do lớn nhất là áp lực về chính trị – xã hội sau khi triều Thanh sụp đổ và cũng có thể một phần do ông thực sự không yêu thích tiếng mẹ đẻ cho lắm. ( Mình cho rằng Phổ Nghi đã ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh và sự lạc hậu khi tiếp tục dùng chữ Mãn trong hành chính)

Sau khi thầy giáo dạy tiếng Mãn của ông là Y Khắc Thản qua đời, Phổ Nghi thậm chí còn tuyên bố sẽ “đem tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong cung”, quyết định này đã thay đổi cơ bản chính sách ngôn ngữ nhất quán từ trước đến nay ở trong cung nhà Thanh.

Trình độ Hán Ngữ của Hoàng đế nhà Thanh như thế nào?

Nếu Mãn Ngữ không thành vấn đề, vậy thì trình độ Hán Ngữ của các Hoàng đế nhà Thanh như thế nào? Ở trước Càn Long – vị hoàng đế viết thơ nhiều đến độ vượt qua số lượng thơ Đường, các vị Hoàng đế có quen thuộc với Hán Ngữ hay không?

Nói chung, về việc nắm giữ một môn ngoại ngữ có thể chia làm hai giai đoạn: Một là giao tiếp bằng lời nói lưu loát, hai là sử dụng ngôn ngữ đó thuần thục tương đương với các phần tử trí thức đương thời.

Hai vị đế vương của Thanh sơ kỳ là Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hoàng Thái Cực đều không qua được vòng một của việc học ngoại ngữ. Học giả Nhật Bản Hirata Shoji ở trong cuốn “Nghiên cứu về cách phát âm tại Hồng Lư Tự Đại Thanh” có trích dẫn nghiên cứu của Fujimoto Kofu, chỉ ra rằng Nỗ Nhĩ Cáp Xích nói chuyện với tù binh Triều Tiên biết tiếng Hán cũng vẫn hoàn toàn phải dựa vào phiên dịch mà không thể tự mình giao tiếp với họ.

Thời Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, khi người Mãn bắt đầu dùng người Hán làm quan. Nhưng hằng ngày, khi các đại thần người Hán dùng tiếng Hán nói chuyện tấu chương với Thái Tông, Thái Tông vẫn rất khó khăn mới có thể hiểu được.

Cuối cùng, trong tấu chương “Cần thay đổi cơ chế người phiên dịch trong lục bộ ở Đại Minh hội điển” đã nói rõ điểm này, trong đó nói:

“Thần lại nghĩ, Hán quan ở lục bộ mở miệng ra liền không biết nói Kim ngữ… Bên cạnh Đại Hãn cũng nên có hai người phiên dịch giỏi, để khi tiếp kiến Hán quan, hỏi chuyện bọn họ mới có thể hiểu rõ. Nếu không, cứ mù mờ như thế, làm thế nào để biết hắn tốt xấu ra sao…”

Bởi vậy, có thể thấy rõ trình độ Hán Ngữ lúc đó của Hoàng Thái Cực là cực kỳ có hạn, cần dựa vào phiên dịch (người phiên dịch) mới có thể giao tiếp cùng với các Hán quan không biết “Kim ngữ” (tức là Mãn Ngữ ).

Thẳng đến thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị, Hoàng đế đã có sự quen thuộc nhất định với các tập tục và cách sống của người Hán, thì đã có thể giao tiếp bằng miệng với Hán thần mà không gặp quá nhiều khó khăn. Thuận Trị không những có thể sử dụng Hán Ngữ mà còn có những hiểu biết nhất định về Hán Ngữ.

Trong một cuốn sách của bộ sách “ Hoằng giác mân thiền sư bắc du tập” có ghi chép đoạn đối thoại của thiền sư và Hoàng đế Thuận Trị khi ông gặp vua: “Thượng một ngày cầm một vận bổn kỳ sư rằng: ‘ này từ khúc gia sở dụng chi vận, cùng Thẩm ước thi vận khác nhau rất lớn.” ; “Bắc Kinh nói chuyện độc di thanh nhập vận. Cái phàm ngộ thanh nhập chữ, toàn viết bình đi lên thanh nhĩ…”

Hình 5: Bản sách “Tam quốc diễn nghĩa: bằng Mãn Ngữ của Thuận Trị.

Có thể thấy được, hoàng đế Thuận Trị không những có thể nhìn ra được sự khác nhau của thi vận và khúc vận mà còn biết được tiếng địa phương lúc ấy của Bắc Kinh từ khi người Mãn đến sinh sống đã dần biến mất. Trình độ Hán Ngữ của ông đã hơn xa Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hoàng Thái Cực .

Trên thực tế, khả năng ngôn ngữ của hoàng đế Thuận Trị tương đương xuất chúng: Lúc ấy, có rất nhiều đại thần chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ của mình. Khi Thuận Trị triệu kiến các đại thần, đành phải tùy cơ hành sự theo hoàn cảnh: gặp Mãn thần thì nói Mãn Ngữ, gặp Hán thần liền chuyển Hán Ngữ, thấy Mông Cổ đại thần thì đổi sang nói tiếng Mông Cổ.

Điều đáng tiếc nuối chính là khả năng đọc Hán Ngữ của Thuận Trị lại không được tốt cho lắm. Cuốn “ Thuận Trị thực lục” ghi lại: “Hoàng Thượng đọc rất nhiều sách vở. Các quan trong nội viện không kịp phiên dịch.” Thuận Trị thích đọc sách đến mức các quan phụ trách phiên dịch làm việc không theo kịp tốc độ đọc của ông. Từ điều này có thể thấy: khi đọc sách, Hoàng đế Thuận Trị vẫn không thể thiếu được người phiên dịch. Chức quan làm công tác phiên dịch: “Khải tâm lang (mujilen bahabukū)” vẫn còn tồn tại một đoạn thời gian rất dài.

Tới thời Khang Hi, chế độ giáo dục của hoàng tộc đã dần dần hoàn thiện. Là thế hệ “dân di cư” đời thứ 2, trình độ Hán Ngữ của hoàng đế Khang Hi đã bắt đầu có sự tiến bộ vượt bậc. Cuốn “Đình huấn cách ngôn” có ghi lại: Khang Hi “Đăng cơ năm tám tuổi, ngay lập tức ta đã biết mình cần phải nỗ lực học tập. Lúc đó bên cạnh ta có hai vị nội thị họ Trương, Lâm, đều xuất thân các dòng dõi đọc sách từ thời Minh. Chương trình dạy học đều lấy kinh thư làm nội dung chính, thi văn làm phụ.” Vì vậy “trình Hán Ngữ” (của Khang Hi) so với thời cha ông thì “xưa đâu bằng nay”.

Hình 6: Những năm đầu Khang Hi, các vị đại thần người Mãn, dù là trong công việc hay sinh hoạt thì đại đa số đều dùng Mãn Ngữ làm ngôn ngữ chính. Ví dụ như bức tranh chân dung thời Khang Hi này, chữ viết đề tựa trên tranh cũng chỉ có Mãn Văn.

Các Hoàng đế triều Thanh nhìn nhận như thế nào về Mãn Ngữ ?

Trình độ Hán Ngữ của các Hoàng đế nhà Thanh ngày càng tốt nhưng họ đồng thời cũng không thả lỏng việc học tập Mãn Ngữ. Khoảng cách với thời điểm người Mãn thành lập nước càng lâu thì việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ lại càng bị thu hẹp lại về cả thời gian và phạm vi. Không ít người Bát kỳ bắt đầu bị Hán hóa, điều này khiến cho triều đình cảnh giác. Từ giai đoạn Thanh trung kỳ trở đi, có quy định ghi rõ: khi người Bát kỳ ngự tiền tấu sự (trình bày công việc trước mặt hoàng đế), thỉnh an, tạ ơn, thông báo lý lịch… thì nhất định phải dùng Mãn Ngữ – chế độ này vẫn duy trì đến thời Thanh mạt kỳ.

Đối với những người Bát Kỳ bình thường còn nghiêm khắc như vậy, hiển nhiên yêu cầu đối với tôn thất vương công liền càng thêm nghiêm khắc hơn. Bắt đầu từ thời Càn Long, khi tôn thất tập tước (việc tước vị truyền từ đời trước cho đời sau) đều cần phải thông qua việc “khảo phong”- thi phong tước. Tất cả các tôn thất có tước vị, trừ bỏ người thừa kế ra, tất cả những người anh em còn lại đều cần tham gia cuộc thi này, thành tích của cuộc thi sẽ quyết định tước vị bọn họ có thể kế thừa là loại nào.

Nội dung cuộc thi chủ yếu là phiên dịch, cưỡi ngựa, bắn cung trên ngựa, bắn cung trên bộ; phiên dịch ở đây chính là Mãn Văn. Cho tới thời Thanh mạt kỳ, lại có cục diện khá oái oăm là những tôn thất người Bát kỳ có trình độ Mãn Văn giỏi hơn mặt bằng chung và những người khác. ( vì lý do liên tục phải thi điểm cao mới có tước vị).

Đối với những người Bát kỳ không học giỏi Mãn Ngữ, Hoàng đế thường trực tiếp phê bình. Như Hoàng đế Thuận Trị từng nói qua một cách nghiêm khắc : “Những kẻ sống lâu mà còn không làm được thì quyết không nhẹ nhàng mà tha cho”. Năm Thuận Trị thứ 11, ông từng hạ lệnh không cho người Bát kỳ đọc hoặc học nguyên tác Hán Văn, chỉ cho xem-đọc bản phiên dịch bằng Mãn Văn.

Hoàng đế Khang Hi cũng đồng dạng như vậy, sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy (không vì sống trong ngày yên ổn mà quên những năm tháng gian nguy). Ông từng nói với những người hầu cận: “Mãn Châu bây giờ, trẫm không cho không biết Mãn Ngữ, nhưng sợ rằng mai sau, mọi người đều học tập Hán Ngữ mà quên đi Mãn Ngữ cũng nên.”

Hoàng đế Ung Chính cũng từng phê bình thị vệ: “Các ngươi bỏ đi Thanh Ngữ ( Mãn Ngữ), ngược lại lấy Hán Ngữ để cười đùa với nhau, thật chẳng ra gì.”

Hình 7: Bản phiên dịch cuốn “Kim Bình Mai” xuất bản năm Khang Hi 47, trừ tên người cùng địa danh, tất là đều phiên dịch thành Mãn Văn, không có một chữ tiếng Hán.

Có một sự thật, đó chính là người hâm mộ Hán Ngữ nổi tiếng – Hoàng đế Càn Long lại là người có biểu hiện cứng rắn nhất trong việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ; ông thậm chí cho ngừng chương trình học Hán Ngữ ở tông học. Vì nhấn mạnh tầm quan trọng của Mãn Ngữ, Càn Long còn thông qua rất nhiều chỉ dụ. Ví dụ:

Năm Càn Long thứ 4, Hoàng đế yêu cầu tất cả các bộ, các viện… không được lười biếng, nếu các giấy tờ đã yêu cầu phải viết bằng song ngữ Mãn- Hán, thì đều cần phải viết đầy đủ đúng quy định. Năm Càn Long thứ 7 , Càn Long có nói: “Tất cả những người Mãn Châu… hễ ở các trường hợp đi lại, gặp gỡ, tụ họp đông người thì đại thần, thị vệ, quan viên cùng binh lính đều phải dùng Thanh Ngữ ( Mãn Ngữ).”

Từ thời Càn Long về sau, yêu cầu này vẫn được kéo dài và duy trì. Năm Gia Khánh thứ 5 có chỉ dụ yêu cầu: “Những người đóng giữ ở các tỉnh (có thể ý nói những người Bát kỳ phòng giữ ở những thành thị lớn khắp Trung Quốc), nếu vì công việc mà xao nhãng, bỏ qua học tập Thanh Ngữ, cưỡi ngựa bắn cung thì lập tức bỏ ngay thói này, nếu không cấm không cho thi cử.”

Hoàng đế Đạo Quang cũng từng hạ chỉ: “Thanh Ngữ, cưỡi ngựa, bắn cung đều là những truyền thống quan trọng, căn bản của người Mãn Châu, các ngươi cần phải tập luyện. Những người phòng giữ ở các tỉnh (Bát Kỳ phòng giữ – xem chi tiết ở bài ghi chú Bát Kỳ) vốn nguyên lai là cư dân Mãn Châu Bát kỳ ở Kinh Thành chuyển tới công tác và làm việc, không thể so sánh với Lục Doanh (Hệ quân đội tuyển người Hán); do vậy nhất định phải học tập Thanh Ngữ.”

Hình 8: Thanh Tuyên Tông Hoàng đế Đạo Quang.

Năm Hàm Phong thứ 2, Hoàng đế lại có ý chỉ răn dạy: “Đối với các nhân viên người Bát kỳ thì Thanh Văn, cưỡi ngựa, bắn cung là nhiệm vụ chính. Cho dù không thể tinh thông hiểu biết Thanh Văn (viết thạo) nhưng sao có thể không biết Thanh Ngữ (nói lưu loát), không biết Thanh Tự (biết chữ cái), rồi lại dám tự nhận mình là người Bát kỳ?”

Hoàng đế Quang Tự cũng đã từng bãi chức các đại thần là người Bát kỳ không biết Mãn Ngữ, Mãn Văn về nhà đọc sách lại. Theo cuốn “Quang Tự triều thật lục” ghi lại, tháng giêng năm Quang Tự thứ 24, Đức Tông ra chỉ dụ: “Ngày hôm nay triệu kiến Ủy tán trật đại thần Hưng Thái, hắn tạ ơn, tâu việc bằng Thanh Ngữ rất kém cỏi. Qua trẫm dò hỏi, lại phát hiện hắn chưa từng học tập Thanh Ngữ. Hủy đi chức Ủy tán trật đại thần của Hưng Thái , yêu cầu hắn về nhà học tập lại.”

Từ các ví dụ trên có thể cho thấy: cho đến tận Thanh mạt kỳ, các Hoàng đế nhà Thanh đều rất chú trọng với việc bảo tồn và yêu cầu người Mãn sử dụng Mãn Ngữ một cách thành thạo.

Trừ bỏ các quy định khi gặp mặt Hoàng đế cần phải sử dụng Mãn Ngữ ra, trong cung nhà Thanh còn có không ít trường hợp yêu cầu cần thiết phải dùng Mãn Ngữ. Thời Thanh mạt kỳ, khi Hoàng đế nói chuyện với thị vệ, có một vài thời điểm cũng dùng Mãn Ngữ. Như lời kể lại về những điều xảy ra trong lịch sử của Tô Thừa Huân (không rõ đây là người Trung Quốc hay nước ngoài do tên đã bị phiên dịch ra tiếng Trung) trong cuốn “Ta đã gặp Từ Hi và Quang Tự”, ông có nói đến việc Hoàng đế Quang Tự dùng Mãn Ngữ chỉ huy các thị vệ đi nhanh hơn :

“……chỉ dùng một giờ để đi 30 dặm đường, các binh sĩ đi theo chạy đến mức mồ hôi rơi như mưa, Quang Tự còn thấy chưa đủ nhanh, hắn lấy tay đập vào cửa sổ cỗ kiệu, liên tục mà thúc giục: ‘Yabu, yabu, ili yabu !’. Mãn Ngữ ý là ‘Đi, đi, nhanh bước đi !’”.

Rất nhiều công văn của triều đình nhà Thanh cũng quy định phải viết bằng Mãn Ngữ, như tấu chương, chỉ dụ cùng chính sách của các bộ. Các điều ước quốc tế cũng viết bằng Mãn Văn. Ví dụ như “Điều ước Nerchinsk” – điều ước Ni Bố Sở dưới thời Khang Hi, ban đầu không có bản tiếng Hán, chỉ có bản tiếng Mãn, tiếng La tinh và tiếng Nga. Đến tận thời Thanh mạt kỳ, các điều ước lớn như “Điều ước Thiên Tân”, “Điều ước Bắc Kinh”, nguyên văn cũng ghi rõ bản tiếng Mãn làm bản chính thức và tiêu chuẩn.

Thẳng đến tận “Điều ước Tân Sửu” năm 1901 thì mới hoàn toàn không dùng Mãn Văn. Thậm chí lý do lớn nhất của việc không dùng Mãn Văn trong điều ước Tân Sửu thì lại là do Thái Hậu Từ Hi đã chấp chính rất nhiều năm, mà vị Thái Hậu này thì hoàn toàn không hiểu Mãn Văn.

Hình 9: Ảnh chụp nguyên bản tiếng Mãn của “Điều ước Nerchinsk” – điều ước Ni Bố Sở. Đoạn đánh dấu gạch đỏ có ý là: “… Nội dung trên sẽ được viết thành các phiên bản giống nhau bằng tiếng Thanh quốc (Văn bản Mãn Văn), tiếng Nga và tiếng La Tinh, khắc trên bia đá cắm tại biên giới hai nước , lưu truyền đến vĩnh cửu mai sau”.

Hết